Những cách đơn giản chữa ho khan

21/01/2025
|
0 lượt xem
Các Bệnh Họng - Thanh Quản Sức Khỏe Tai Mũi Họng
Những cách đơn giản chữa ho khan

Ho khan thường do dị ứng, nhiễm trùng, trào ngược axit, hen suyễn và chất nhầy mũi. Có nhiều bài thuốc tự nhiên giúp giảm ho khan tại nhà.

Mật ong là một trong những bài thuốc dân gian lâu đời nhất được sử dụng để chữa ho. Mật ong bao phủ cổ họng, có đặc tính chống viêm tự nhiên, làm dịu cơn ho. Tác dụng kháng khuẩn có thể giảm tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Người bệnh có thể uống mật ong ấm hai lần mỗi ngày. Không dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc.

Ho khan thường do dị ứng, nhiễm trùng, trào ngược axit, hen suyễn và chất nhầy mũi. Có nhiều bài thuốc tự nhiên giúp giảm ho khan tại nhà.

Mật ong là một trong những bài thuốc dân gian lâu đời nhất được sử dụng để chữa ho. Mật ong bao phủ cổ họng, có đặc tính chống viêm tự nhiên, làm dịu cơn ho. Tác dụng kháng khuẩn có thể giảm tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Người bệnh có thể uống mật ong ấm hai lần mỗi ngày. Không dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc.

Gừng chứa chất chống viêm tự nhiên, có thể ức chế phản xạ ho bằng cách làm giãn các cơ trơn của đường hô hấp. Nó được xem là chất long đờm tự nhiên làm loãng và đẩy đờm ra khỏi cơ thể. Uống trà gừng góp phần phòng tránh hoặc giảm ho, cảm lạnh, đau họng. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều gừng vì dễ gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Gừng chứa chất chống viêm tự nhiên, có thể ức chế phản xạ ho bằng cách làm giãn các cơ trơn của đường hô hấp. Nó được xem là chất long đờm tự nhiên làm loãng và đẩy đờm ra khỏi cơ thể. Uống trà gừng góp phần phòng tránh hoặc giảm ho, cảm lạnh, đau họng. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều gừng vì dễ gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhẹ. Ăn tỏi thường xuyên còn hỗ trợ giảm huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch. Tỏi có tác dụng giảm ho liên quan đến cảm lạnh thông thường, nhất là ho khan. Nếu không ăn được tỏi sống, người bị ho nên cho tỏi vào nước chấm, dùng để kho, xào trong các món khác nhau tùy khẩu vị.

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nhẹ. Ăn tỏi thường xuyên còn hỗ trợ giảm huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch. Tỏi có tác dụng giảm ho liên quan đến cảm lạnh thông thường, nhất là ho khan. Nếu không ăn được tỏi sống, người bị ho nên cho tỏi vào nước chấm, dùng để kho, xào trong các món khác nhau tùy khẩu vị.

Súc miệng bằng nước muối làm dịu tình trạng đau họng và ho do cảm lạnh thông thường. Đặc tính kháng khuẩn của muối giúp giảm sưng và kích ứng. Súc miệng bằng nước muối ba lần một ngày có thể giảm ho và khàn giọng, mùi hơi thở dễ chịu hơn.

Súc miệng bằng nước muối làm dịu tình trạng đau họng và ho do cảm lạnh thông thường. Đặc tính kháng khuẩn của muối giúp giảm sưng và kích ứng. Súc miệng bằng nước muối ba lần một ngày có thể giảm ho và khàn giọng, mùi hơi thở dễ chịu hơn.

Nghệ chứa hợp chất curcumin có tác dụng kháng vi khuẩn, virus và chống viêm nhẹ. Uống nghệ ấm có thể giảm ho khan và các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.

Người trưởng thành không nên sử dụng quá nhiều nghệ vì dễ dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy. Nếu phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống nghệ. Dùng nghệ trong các món ăn để tăng hương vị, từ đó cải thiện cơn ho.

Nghệ chứa hợp chất curcumin có tác dụng kháng vi khuẩn, virus và chống viêm nhẹ. Uống nghệ ấm có thể giảm ho khan và các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.

Người trưởng thành không nên sử dụng quá nhiều nghệ vì dễ dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy. Nếu phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống nghệ. Dùng nghệ trong các món ăn để tăng hương vị, từ đó cải thiện cơn ho.

Anh Chi (Theo Very Well Health) Ảnh: Anh Chi, Bảo Bảo

Tin liên quan
Tin Nổi bật