Suy tim sau đột quỵ

31/12/2024
|
0 lượt xem
Bệnh Người Lớn Các Bệnh Sức Khỏe Tim Mạch
Suy tim sau đột quỵ

Ông đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám trong trạng thái kiệt sức, vùng ngực như bị ép chặt. Ngày 15/11, ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch, cho biết ông Đạt suy tim nặng, giãn lớn hai tâm nhĩ và hở van hai lá, mắc bệnh lý rung nhĩ mạn tính. "Rất có thể rung nhĩ là bệnh tiềm ẩn, không được phát hiện và điều trị khiến ông Đạt bị biến chứng đột quỵ, suy tim tiến triển".

Ở người bệnh rung nhĩ, hai ngăn trên của tim (tâm nhĩ) co bóp nhanh, hỗn loạn khiến máu bị ứ đọng trong tâm nhĩ, tạo điều kiện hình thành những cục máu đông trong tim. Cục máu đông có nguy cơ được tim bơm ra, di chuyển theo mạch máu đến não gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đến các cơ quan khác làm tắc mạch máu ngoại biên. Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5-7 lần so với những người khác, theo bác sĩ Kiều.

Rung nhĩ còn khiến nhịp tim đập không đều, thường đập nhanh liên tục, lâu ngày làm tim co bóp kém, yếu đi và giảm hiệu quả bơm máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ suy tim.

Theo PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp, phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Ở độ tuổi 80, nguy cơ bị rung nhĩ tăng lên. Nhiều bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng, chỉ phát hiện bệnh sau khi nhập viện vì đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Như ông Đạt không biết bị rung nhĩ nên bệnh tiến triển âm thầm, trở thành mạn tính rồi gây suy tim, khó thở đến kiệt sức.

Ông Đạt được điều trị nội khoa bằng thuốc kiểm soát nhịp tim, thuốc chống đông để ngăn ngừa hình thành huyết khối trong tim và giảm nguy cơ tái đột quỵ. Vài ngày sau, nhịp tim duy trì ở mức 80 lần một phút, xuất viện sau một tuần. Ông được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn, hình thức vận động, cách sinh hoạt phù hợp, tái khám định kỳ để kiểm soát tốt bệnh.

Bác sĩ Kiều kiểm tra sức khỏe bệnh nhân trước lúc xuất viện. Ảnh: Hạ Vũ

Sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời ngăn ngừa rung nhĩ. Phó giáo sư Vinh khuyến cáo mỗi người nên đi bộ 30 phút mỗi ngày, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu và caffeine, tránh căng thẳng kéo dài, kiểm soát huyết áp. Điều chỉnh mức cholesterol, ổn định lượng đường trong máu cũng là cách phòng bệnh. Người lớn tuổi, người có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường, van tim, đột quỵ... nên đi khám, tầm soát bệnh.

Thu Hà

19h ngày 15/11, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức tư vấn trực tuyến "Rung nhĩ và các biến chứng nguy hiểm: nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ..." phát trên fanpage VnExpress và Bệnh viện Tâm Anh. Các bác sĩ tham gia gồm PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều. Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây để được tư vấn trong chương trình.
Tin liên quan
Tin Nổi bật